Loading...
Skip to main content
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp

img

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG CƠ SỞ

Căn cứ Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Nghị quyết số 56/2002/QH10 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá X, từ ngày 01 tháng 10 năm 2002, Toà án nhân dân tối cao thực hiện chức năng quản lý Toà án nhân dân địa phương về tổ chức, trong đó có công tác thi đua khen thưởng. Từ đó đến nay, Ban cán sự Đảng, các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị đã giành sự quan tâm thường xuyên tới công tác thi đua, khen thưởng và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng; chính quyền và các tổ chức đoàn thể của các đơn vị đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng. Phong trào thi đua đã trở thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị với sự tham gia tự giác, nhiệt tình của đại đa số công chức, viên chức và người lao động Toà án nhân dân các cấp. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân các cấp thường xuyên được kiện toàn.

Hiện nay, việc thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Học viện Tòa án (gọi chung là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở) được thực hiện theo Luật thi đua khen thưởng và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập, có tránh nhiệm tham mưu, tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng (đối với Tòa án quân sự các cấp do Chánh án Tòa án quân sự Trung ương quyết định theo quy định)

2. Thành phần

a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan.

b) Hội đồng có từ 03-05 Phó Chủ tịch. Người đứng đầu đơn vị có chức năng giúp việc cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

c) Các uỷ viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo: cấp ủy đảng, công đoàn và một số đơn vị thuộc cơ quan (Đối với Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 01 đến 02 Ủy viên là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện)

d) Lưu ý

Đối với Tòa án nhân dân các thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tỉnh có trên 20 đơn vị hành chính cấp huyện, số thành viên Hội đồng có thể nhiều hơn nhưng không quá 11 thành viên, trong đó phải có 02 thành viên là Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện.

Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng Toà án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Học viện Tòa án là cơ quan thường trực của Hội đồng, chịu trách nhiệm giúp việc cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở.

Khi họp để xét, đánh giá thành tích của các trường hợp thuộc Toà án nhân dân cấp huyện, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Toà án nhân dân cấp tỉnh có thể mời một số Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện tham dự (không được biểu quyết) để báo cáo thành tích hoặc trả lời chất vấn.

3. Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng

a) Chức năng

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng.

b) Nhiệm vụ

Trên cơ sở kế hoạch công tác chung, nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch, nội dung công tác thi đua khen thưởng và tổ chức các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị; nghiên cứu, góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng trong Toà án nhân dân.

Chỉ đạo, hướng dẫn các tập thể Toà án nhân dân cấp huyện, cấp phòng và tương đương tổ chức các phong trào thi đua; định kỳ đánh giá tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng, từ đó đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm, từng giai đoạn.

Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định, hướng dẫn của Nhà nước, của Chính phủ và của Tòa án nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng.

Tổng kết phong trào thi đua yêu nước của cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền; đánh giá thành tích thi đua, xét chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề nghị xử lý các vi phạm trong công tác thi đua, khen thưởng.

Thực hiện các công việc khác theo quy định của Nhà nước và của Tòa án nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng.

4. Tổ chức thực hiện

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Học viện Tòa án lập tờ trình và danh sách các cá nhân dự kiến là thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở, gửi Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Toà án nhân dân để tổng hợp, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập Hội đồng theo thẩm quyền.

img

ácdscv