Loading...
Skip to main content

Thẩm phán giỏi Trương Thanh Toàn, Tòa án nhân dân huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

(16/02/2022 10:12)

Đôi mắt đen, khuôn mặt tròn với nụ cười tươi tắn, chất giọng Nam Bộ, cuốn hút… những ai tiếp xúc với Thẩm phán Trương Thanh Toàn đều cảm nhận được sự cởi mở, dễ gần. Nhưng khi ngồi ghế Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhân danh Nhà nước, ở Thẩm phán Trương Toàn toát lên vẻ nghiêm trang, thể hiện sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Qua quá trình gắn bó, phấn đấu không mệt mỏi với nghề, với ngành… Ông đã vinh dự được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”năm 2021.

C:\Users\computer\Desktop\Ảnh Thẩm phán giỏi\Tháng 12\Trương Thanh Tòa, Kiên Giang.jpg

Thẩm phán Trương Thanh Toàn chủ tọa phiên tòa Hình sự

Sau những bản án là một trái tim nhân hậu

Tính từ ngày 01/12/2015 đến ngày 30/4/2021,Thẩm phán Trương Thanh Toàn đã thụ lý giải quyết, xét xử 718 vụ, việc, với chất lượng luôn được bảo đảm, kinh nghiệm xử lý tình huống ở những phiên tòa đã giúp cho Ông ngày càng hoàn thiện mình, với những chia sẻ, thấu hiểu…Ngoàisự nghiêm khắc, sắc bén, trong quá trình xét xử, mọi người đều đã cảm nhận nhận được ở Thẩm phán Trương Thanh Toàn một trái tim nhân hậu bao dung. Qua 10 năm công tác trên cương vị Thẩm phán, các bị cáo trong các vụ án hình sự, hay những đương sự trong các vụ án li hôn…, Ông đều đã mang đến họ trái tim nhân hậu, giúp cho những người liên quan, các bị cáo tin tưởng khai báo các tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án, hiểu rõ về các quy định của pháp luật, trách nhiệm, cách ứng xử, lối sống sau khi kết thúc phiên tòa xét xử.

Bằng tâm huyết nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác, Ông đã chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm hay: Với tính chất công việc của Người Thẩm phán và tình yêu ngành, yêu nghề... Ông luôn xác định Thẩm phán là chức danh cao quý, được nhân danh Nhà nước khi xét xử, thực thi nhiệm vụ bảo vệ công , bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đứng trước một quyết định vận mệnh cũng như tương lai của một con người không chỉ những phán quyết mang tính nguyên tắc, sự công bằng, đúng quy định pháp luật còn cần tính nhân văn, làm sao để vực dậy tinh thần, đánh thức lương tri trách nhiệm của các bị cáo ngay tại phiên tòa. Điều đó giúp các bị cáo hiểu giá trị cuộc sống về chân, thiện, mỹ; giá trị của sự ăn năn, hối cải, sửa đổi lại mình, phấn đấu chấp hành tốt nhất, sớm tái hòa nhập cộng đồng, sống ích, sống theo pháp luật. Với những vụ án ly hôn, những mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến những cặp vợ chồng phải đưa nhau ra Tòa ly hôn, Người Thẩm phán hạnh phúc nhất khi hòa giải thành để hai bên lại được tiếng nói chung, không phải giải quyết bằng bản án ly hôn. thế, Ông luôn phải tìm hiểu kỹ tự đặt ra muôn vàn câu hỏi, với cái nhìn khách quan nhất để làm sao hòa giải được cho họ, giúp họ hàn gắn lại hạnh phúc gia đình.