Loading...
Skip to main content

“Thẩm phán mẫu mực” năm 2021 Huỳnh Thị Bạch Tuyết, nữ Thẩm phán nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ

(20/01/2022 10:41)

Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu các Thẩm phán phải thực hiện nhiệm vụ một cách vô tư, khách quan, thượng tôn pháp luật; đòi hỏi các Thẩm phán phải trở thành biểu tượng của đạo đức thanh liêm, tuân thủ những nguyên tắc của Hiến pháp về hoạt động tư pháp, thực hiện được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thẩm phán phải “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” và “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. (Trích lời nói đầu của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán được Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành năm 2018).

Thấu hiểu được trọng trách lớn lao đó, Thẩm phán Huỳnh Thị Bạch Tuyết, trên cương vị Bí thư chi bộ, Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

C:\Users\Computer\Desktop\tuyết.2.jpg

Bà Huỳnh Thị Bạch Tuyết, Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

Với quan điểm, trong giải quyết án, không chỉ xem xét trên chứng cứ, nội dung tranh chấp để giải quyết nhanh vụ án mà còn tuân thủ theo quy định về tố tụng, kiểm tra xem xét kỹ trình tự tố tụng để hạn chế vi phạm tố tụng; thực hiện nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm; chú trọng công tác hòa giải,…nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế án hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Đặc biệt, luôn luôn phải đưa ra được các biện pháp, giải pháp trong việc đổi mới công tác quản lý;Thực hiện lời dạy của Bác Hồ đối với Tòa án nhân dân: “Xét xử đúng là tốt nhưng không phải xét xử lại càng tốt hơn…” với phương châm “Dân vận trong công tác giải quyết án”, Thẩm phán Huỳnh Thị Bạch Tuyết luôn tích cực nghiên cứu các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm để đưa vào áp dụng trong thực tiễn, điển hình là giải pháp: “Tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án - năm 2018”.

Trong giải quyết án phải tăng cường trách nhiệm của bản thân, ngoài sự tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật thống nhất thì bản thân phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của tranh chấp. Phải công tâm, khách quan, đặt hết trách nhiệm, ứng xử ân cần, thân thiện, trong mỗi phán quyết phải mang tính chuẩn mực, dễ hiểu, tính khả thi cao, dung hòa được lý và tình. Trong mỗi vụ án thì thái độ, tâm lý và sự nhận thức pháp luật của đương sự khác nhau nên bản thân phải có tính kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và vận dụng các quy định của pháp luật cũng như tập quán của mỗi địa phương để phân tích, giải thích cho đương sự hiểu. Để phiên hòa giải diễn ra thành công, bản thân nghiên cứu kỹ hồ sơ, chuẩn bị chu đáo như bố trí vị trí ngồi của Thẩm phán, Thư ký và đương sự để khi hòa giải có sự gần gũi với đương sự, giải thích pháp luật, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, phân tích thấu tình, đạt lý, mềm dẻo, không nóng vội tạo được niềm tin cho đương sự và hàn gắn những mâu thuẫn giữa các bên, tạo mọi điều kiện để họ tự nguyện thỏa thuận trong giải quyết tranh chấp.

C:\Users\Computer\Desktop\tuyết.jpg

Bà Huỳnh Thị Bạch Tuyết Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa

Năm 2019, với giải pháp: “Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm gắn với chất lượng xét xử”: Bám sát tình hình thực tế của đơn vị, với trách nhiệm là người đứng đầu, Bà đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức phiên tòarút kinh nghiệm ngay từ đầu năm. Lãnh đạo đơn vị chủ động tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm trước. Quá trình tiến hành tố tụng, Thẩm phán trao đổi với lãnh đạo tháo gỡ vướng mắc trong thu thập chứng cứ, người tham gia tố tụng, áp dụng pháp luật tố tụng, nội dung…Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm chắc nội dung, xây dựng kế hoạch xét hỏi, chuẩn bị phiên tòa, triệu tập người tham gia tố tụng như dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa. Thẩm phán chuẩn bị trước trình tự phiên tòa, lời lẽ ứng xử pháp lý khi đặt câu hỏi,…Hội thẩm nhân dân cũng được phối hợp với Trưởng đoàn Hội thẩm phân công, mỗi Hội thẩm đều được tham gia phiên tòa rút kinh nghiệm. Hội thẩm được thông báo lịch xét xử trước và có thời gian chuẩn bị nghiên cứu hồ sơ kỹ hơn, chuẩn bị câu hỏi đi vào trọng tâm nội dung vụ án, làm rõ các tình tiết khi tham gia xét hỏi. Đơn vị cũng thông báo trước thời gian cho Viện kiểm sát cùng cấp trong phối hợp phiên tòa rút kinh nghiệm đạt hiệu quả.

Năm 2020, với giải pháp “Nâng cao chất lượng giải quyết các loại án, khắc phục hạn chế án tồn đọng, kéo dài”: Thường xuyên kiểm tra đối với từng vụ án đã được phân công cho Thẩm phán, trong đó có án phức tạp, còn tồn đọng, kéo dài. Trao đổi với Thẩm phán, Thư ký trong quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án, chú ý đến chất lượng vụ án, đối tượng khởi kiện, quan hệ pháp luật tranh chấp, nội dung tranh chấp…trực tiếp theo dõi, đôn đốc và định hướng cho Thư ký giúp việc Thẩm phán trực tiếp lấy lời khai đương sự khi họ không biết chữ hoặc có lời khai mâu thuẫn, đối chất, hòa giải, xác minh thu thập chứng cứ với nhiều cách, đến tận nơi cư trú của các đương sự thu thập chứng cứ, tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp…Đối với các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai đều phải trực tiếp đến địa điểm xem thực trạng để có định hướng trong đường lối giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự. Chú trọng đến công tác hòa giải, tạo điều kiện cho người dân tham gia tố tụng, giải thích pháp luật để người dân am hiểu và có sự thỏa thuận, các bên chấp hành đúng pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, không chỉ xem xét trên chứng cứ, nội dung tranh chấp để giải quyết nhanh vụ án mà còn tuân thủ theo quy định về tố tụng, kiểm tra xem xét kỹ trình tự tố tụng để hạn chế về vi phạm tố tụng. Phối hợp với cơ quan chuyên môn trong công tác đo đạc, định giá, trưng cầu giám định…Thẩm phán phải chủ động nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với lãnh đạo có định hướng và bàn bạc trực tiếp với cơ quan chuyên môn trong việc đo đạc và ra bản vẽ đúng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phù hợp với thực địa đất tranh chấp. Thường xuyên theo dõi tiến độ, chất lượng giải quyết từng vụ án cụ thể theo kế hoạch của Thẩm phán.

Với những sáng kiến trên đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giải quyết án, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án chung của cả đơn vị cũng như của cá nhân Thẩm phán Huỳnh Thị Bạch Tuyết. Cụ thể, trong thời gian (từ ngày 01/6/2018 đến ngày 30/4/2021): Bà đã trực tiếp giải quyết 577 vụ, việc các loại (bình quân giải quyết 16,48 vụ, việc/1 tháng), cao hơn 5,9 vụ, việc so với bình quân mỗi Thẩm phán trong đơn vị giải quyết (10,58 vụ, việc/1 tháng); tổ chức 03 phiên tòa rút kinh nghiệm/1 năm; công bố 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thuộc diện phải công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; chất lượng giải quyết án đảm bảo không có án quá hạn luật định, không có án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Thẩm phán.

Trong quá trình công tác, Thẩm phán Huỳnh Thị Bạch Tuyết luôn tự ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm, gương mẫu trong công tác giải quyết án cũng như cuộc sống hàng ngày “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân; với tinh thần trách nhiệm cao, tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quy định của pháp luật; có tinh thần cầu thị, tự giác, trung thực trong phê bình và tự phê bình. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, không để mất đoàn kết nội bộ; không đoàn kết xuôi chiều, không dân chủ hình thức, không bè phái, không kèn cựa địa vị, không tranh chức,…;trong chỉ đạo điều hành luôn quan tâm đến lợi ích tập thể. Tích cực đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén lợi ích cho cá nhân, gia đình. Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm trong chi tiêu nội bộ. Giữ gìn phong cách, đạo đức và tính tiên phong, gương mẫu của người Thẩm phán. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nội bộ cơ quan. Tham gia và triển khai trong đơn vị thực hiện đầy đủ các hoạt động phong trào do địa phương và cấp trên phát động như: đóng góp các loại quỹ từ thiện, tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ…

Để ghi nhận, tôn vinh tấm gương Thẩm phán có thành tích xuất sắc trong các mặt công tác, trong các năm từ 2018 đến năm 2020: Bà đã liên tục được công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; đặc biệt vinh dự được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” năm 2018 và “Thẩm phán mẫu mực” năm 2021. Đây là niềm vinh dự, sự tự hào đồng thời cũng là động lực vô cùng to lớn để thúc đẩy, động viên Thẩm phán Huỳnh Thị Bạch Tuyếtphấn đấu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian tới./.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 254
ácdscv