Loading...
Skip to main content

Chánh án, “Thẩm phán mẫu mực” Nguyễn Thị Cảnh

(04/01/2022 21:26)

Sứ mệnh của Tòa án nhân dân được xác định là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và người thực thi nhiệm vụ cốt lõi chính là Thẩm phán. Hiện nay, Thẩm phán đang phải chịu rất nhiều áp lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình và xã hội luôn đòi hỏi ở họ cao hơn các ngành nghề khác.

Nhận thức được trọng trách lớn lao đó, Bà Nguyễn Thị Cảnh hiện là Thành ủy viên, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thẩm phán trung cấp, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã không ngừng rèn luyện, học tập, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, chịu khó nghiên cứu văn bản, tài liệu hướng dẫn có liên quan đến việc thực hiện công tác để bổ sung kiến thức cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực lãnh đạo điều hành… Thường xuyên trau dồi bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

C:\Users\Computer\Desktop\Bài viết Cờ Chính phủ\Ảnh của TP Nguyễn Thị Cảnh, Đà Nẵng\Ảnh 2.jpg

Nguyễn Thị Cảnh, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Trong công tác xét xử, Bà luôn gương mẫu thực hiện, cũng như quán triệt đối với các Thẩm phán Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng phải luôn chủ động xây dựng kế hoạch làm việc cho bản thân; tập trung nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, nghiên cữu kỹ hồ sơ và đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử, đảm bảo các phán quyết của Tòa án phải đúng quy định của pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; không để xảy ra việc xét xử án oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ (dưới sự giám sát của cấp ủy Đảng) đối với các đơn vị cơ sở, kiên quyết không để án quá hạn luật định, án tạm đình chỉ không có căn cứ. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan tố tụng (Công an, Viện kiểm sát nhân dân) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm; tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư và Trợ giúp viên pháp lý tham gia trong các giai đoạn tố tụng… Ngoài tích cực học tập, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, bản thân Bà còn trang bị các kiến thức xã hội, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng sử dụng công nghệ thông tin để phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Với những kinh nghiệm rút ra trong thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/4/2021, Bà đã giải quyết 586,5 vụ, việc các loại (trong đó trực tiếp giải quyết 400 vụ, việc; tham gia giải quyết 186,5 vụ, việc); ban hành 566 Quyết định thi hành án hình sự; xét xử 04 phiên tòa rút kinh nghiệm; công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao 91 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đảm bảo chất lượng giải quyết, xét xử các loại án (không có án quá hạn luật định; không có án bị sửa do nguyên nhân chủ quan của Thẩm phán); số vụ, việc bị hủy 1,5 vụ, việc (chiếm tỷ lệ 0,25%).

C:\Users\Computer\Desktop\Bài viết Cờ Chính phủ\Ảnh của TP Nguyễn Thị Cảnh, Đà Nẵng\Ảnh 1.jpg

Thẩm phán Nguyễn Thị Cảnh, chủ tọa phiên tòa

Để đạt được những kết quả nêu trên, trên cương vị là Thành ủy viên, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thẩm phán trung cấp, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Bà đã luôn đi đầu, gương mẫu và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, luôn tìm ra được các giải pháp để giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất, cụ thể: hàng tuần, hàng tháng đều lên kế hoạch làm việc của đơn vị và của bản thân, dự kiến các công việc mình cần phải làm; sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, khi cần thiết thì bản thân phải làm thêm giờ, nếu lượng án cần giải quyết của đơn vị nhiều thì động viên Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký làm việc thêm giờ; bố trí, phân công nhiệm vụ công tác cho Thẩm phán, Thư ký phù hợp với năng lực chuyên môn, sở trường của từng người; luôn luôn chủ động theo dõi, nắm bắt, kiểm soát số lượng án đã thụ lý của đơn vị để chỉ đạo Tòa chuyên trách lên lịch xét xử kịp thời, tránh tình trạng để án thụ lý quá nhiều rồi mới lên lịch xét xử; hàng tháng tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ để giải quyết những vụ án phức tạp, có khó khăn vướng mắc, qua đó giúp các Thẩm phán rút ra được những vấn đề mấu chốt của vụ án và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để tránh những sai sót. Những trường hợp quá phức tạp thì tiến hành tổ chức họp liên ngành để trao đổi tìm ra cách giải quyết hoặc chỉ đạo Thẩm phán xin trao đổi với Tòa án cấp trên; thường xuyên phối hợp tốt với đồng nghiệp, tập thể ban lãnh đạo và các cá nhân, đơn vị liên quan (Công an, Viện kiểm sát, Đoàn Luật sư, Đoàn Hội thẩm…) trong công tác giải quyết án; thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn vị, chỉ đạo và nhắc nhở công chức, người lao động làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nghiên cứu kỹ hồ sơ, làm đầy đủ các thủ tục để đảm bảo giải quyết án nhanh chóng, đúng pháp luật, không để tình trạng hoãn phiên tòa không có căn cứ, không để án tồn, quá hạn luật định; quan tâm, động viên kịp thời công chức, người lao động trong đơn vị, tạo môi trường làm việc thoải mái, cởi mở tạo sự đoàn kết, thống nhất và hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh công tác chuyên môn, Bà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng, hoạt động phong trào ở cơ quan cũng như tại địa phương và có những đóng góp tích cực trong các phong trào, hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao của cơ quan. Bà luôn quan tâm việc tổ chức phát động và nuôi dưỡng các hoạt động phong trào của đơn vị, đồng thời lồng ghép các hoạt động phong trào với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, từ đó tạo động lực mạnh mẽ để công chức, người lao động hăng say lao động, học tập và cống hiến. Ngoài việc cùng với tập thể lãnh đạo tổ chức, phát động các phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đơn vị, bản thân Bà trong những năm qua luôn đi đầu trong việc thực hiện các phong trào thi đua, khuyến khích, cổ vũ, động viên kịp thời toàn thể công chức, người lao động trong đơn vị tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động thi đua yêu nước, điển hình như: phong trào xây nhà tình nghĩa cho người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành ủy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng phát động; đóng góp ủng hộ quỹ tình nghĩa của Tòa án nhân dân; ủng hộ đồng bào bị bão lụt và ủng hộ quỹ phòng, chống Covid-19 của địa phương. Luôn tích cực phối hợp với Công đoàn Tòa án nhân dân thành phố thăm hỏi, động viên kịp thời công chức, người lao động trong đơn vị ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức thăm và tặng quà các gia đình thương binh liệt sỹ, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…

Với những kết quả và thành tích đã đạt được, Bà được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” năm 2015 và “Thẩm phán mẫu mực” năm 2021; từ năm 2018 đến năm 2020, liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và “Chiến sĩ thi đua Tòa án”; đặc biệt, được Chủ tịch nước tặng thưởng “Huân chương lao động hạng ba” năm 2015. Đây là sự ghi nhận, đồng thời là sự động viên, khích lệ không những cá nhân Chánh án, Thẩm phán Nguyễn Thị Cảnh mà còn là động lực để thúc đẩy những Thẩm phán trong Tòa án nhân dân nỗ lực phấn đấu và cống hiến nhiều hơn nữa./.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 152
ácdscv