Loading...
Skip to main content

“Thẩm phán mẫu mực” Diêu Hoàng Tiếp, gương điển hình tuổi trẻ sáng tạo, tâm huyết và yêu nghề

(04/01/2022 21:16)

Thẩm phán Diêu Hoàng Tiếp, sinh ngày 29/3/1983, hiện tại là Phó Bí thư chi bộ, Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh; Ông được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp lần đầu vào ngày 07/4/2015, bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp ngày 05/5/2020. Là một Thẩm phán trẻ, đảm nhận nhiều vị trí, vai trò, trọng trách khác nhau nhưng trên cương vị hay vai trò nào Ông cũng luôn là người đi đầu, gương mẫu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành giao phó, luôn tạo được niềm tin sâu sắc vào công lý cho mọi Người dân.

C:\Users\Computer\Desktop\Bài viết Cờ Chính phủ\Anhr của TP Diêu Hoàng Tiếp\Ảnh 2.jpg

Thẩm phán Diêu Hoàng Tiếp-Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh

Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh là đơn vị có bề dày thành tích, đồng thời là đơn vị có số lượng án thụ lý và giải quyết luôn rất cao so với mặt bằng chung của ngành. Chỉ tính trong 03 năm từ năm 2018 đến năm 2020, đơn vị đã giải quyết 5.002/5.106 vụ, việc các loại, đảm bảo chất lượng theo quy định (tỷ lệ án hủy, sửa luôn thấp hơn mức cho phép).

Để đạt được những thành tích trên là sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, đồng lòng, hăng say, nghiêm túc và sáng tạo của cả tập thể công chức, người lao động của đơn vị, đặc biệt là vai trò của các Thẩm phán, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Thẩm phán Diêu Hoàng Tiếp. Từ ngày 01/12/2015 đến ngày 30/4/2021, Ông đã trực tiếp giải quyết, xét xử 1.174/1.195 vụ, việc các loại (đạt tỷ lệ 98,24%); bình quân mỗi tháng Ông giải quyết 18,06 vụ, việc (cao hơn 4,16 vụ/tháng so với bình quân 13,9 vụ/tháng của các Thẩm phán khác trong đơn vị); trong đó, hòa giải thành 845/1154 vụ (đạt tỷ lệ 73,2%). Chất lượng giải quyết: 05 vụ bị hủy (chiếm tỷ lệ 0,42%), không có án bị sửa; hàng năm tổ chức ít nhất 01 phiên tòa rút kinh nghiệm; công khai trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao 42 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thuộc diện phải công bố.

C:\Users\Computer\Desktop\Bài viết Cờ Chính phủ\Anhr của TP Diêu Hoàng Tiếp\Ảnh 1.jpg

Thẩm phán Diêu Hoàng Tiếp xét xử phiên tòa rút kinh nghiệm

Để đạt được những kết quả như trên, bản thân Ông luôn đề ra các biện pháp, giải pháp trong việc đổi mới công tác quản lý, các sáng kiến kinh nghiệm trong thực tiễn giải quyết án. Trong công tác lãnh đạo, quản lý: với vai trò là Phó Chánh án tham mưu giúp Chánh án lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành đơn vị; ngay từ đầu năm, Ông đã trực tiếp xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân và tham mưu xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những việc khó, những vấn đề bức xúc, tồn tại, đặc biệt những vụ án thụ lý lâu năm (trước ngày 30/9/2018) để tập trung giải quyết, xây dựng nội dung, quy chế, các biện pháp thật cụ thể, sát với nhiệm vụ bản thân và đơn vị; kết quả đơn vị không còn vụ án nào thụ lý từ năm 2018 trở về trước; trong hoạt động xét xử, Ông nhận thấy khâu hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ khởi kiện là khâu rất quan trọng, do đó Ông đã tham mưu giúp Chánh án phân công những đồng chí Thẩm phán, Thư ký có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đảm trách việc hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ khởi kiện thận trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật nhưng không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án tránh những vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sau khi thụ lý phải trả hồ sơ để hòa giải cơ sở gây mất lòng tin của nhân dân đối với Tòa án. Trong công tác hòa giải: xác định ngay từ đầu công tác hòa giải là một trong những thủ tục quan trọng trong quá trình giải quyết án, mục đích hòa giải là để cho các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án được nhanh chóng tránh đương sự kháng cáo dẫn đến vụ án bị kéo dài, vì vậy Thẩm phán phải kiên trì hòa giải, tuyệt đối không được tiến hành hòa giải chiếu lệ cho đủ thủ tục để đưa vụ án ra xét xử; ngoài ra thông qua công tác hòa giải nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến từng người dân nên chất lượng hòa giải ngày càng được nâng cao, do đó tỷ lệ hòa giải của bản thân Ông và đơn vị luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong công tác phối hợp: bản thân Ông luôn đề cao công tác phối, kết hợp với các ban, ngành có liên quan, đặc biệt với UBND huyện trong việc trả lời nhanh những nội dung có liên quan đến các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất; chủ động liên hệ với các xã, thị trấn trên địa bàn đề nghị cử cán bộ phối, kết hợp thực hiện tốt khâu tống đạt văn bản tố tụng, xác minh, thu thập chứng cứ; phối hợp tốt với lãnh đạo các phòng, ban của UBND huyện trong việc xem xét định giá tài sản tranh chấp… qua đó tiến độ, chất lượng giải quyết các vụ án dân sự nói chung được nâng lên rõ rệt.

Mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, nhưng Thẩm phán Diêu Hoàng Tiếp đã tích lũy cho bản thân rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải quyết các loại án, Ông chia sẻ: Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của Tòa án cũng như nội quy của đơn vị, thông qua công tác xét xử nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, hạn chế các tranh chấp dân sự phát sinh và tình hình tội phạm; người làm công tác xét xử phải yêu ngành, mến nghề, luôn tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản có kiến thức tổng hợp, thái độ bình tĩnh lắng nghe thấu hiểu, coi lợi ích của người tham gia tố tụng gắn liền với lợi ích của chính mình; có phương pháp nghiên cứu hồ sơ theo một trình tự nhất định và không bỏ qua trình tự nào, sắp xếp hồ sơ một cách khoa học dễ cho việc nghiên cứu; cần phát huy trí tuệ của tập thể Thẩm phán, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và của Tòa án cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan; không ngừng nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các nghị quyết, giải đáp, công văn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; từng bước đổi mới áp dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiên cứu hồ sơ để rút ngắn thời gian nghiên cứu, chỉ đạo đơn vị tổng kết rút kinh nghiệm xét xử các loại vụ án bị hủy trong từng quý, 6 tháng, năm.

Từ những kết quả đã đạt được trong công tác, từ năm 2018 đến năm 2020, Thẩm phán Diêu Hoàng Tiếp liên tục được công nhận là công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; Năm 2016, 2018, 2020 đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; năm 2016 được tặng “Bằng khen” của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đặc biệt, được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xét đặc cách tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” năm 2021./.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 59
ácdscv