Loading...
Skip to main content

Vinh quang “Thẩm phán giỏi”.

(08/12/2021 15:35)

Nỗ lực phấn đấu bền bỉ, Thẩm phán Trần Quốc Khánh, Chánh tòa Tòa Hành Chính Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã vinh dự được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” năm 2021.

Danh hiệu vinh dự dành cho Thẩm phán có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác xét xử.

C:\Users\Computer\Desktop\khánh. ml.jpg

Thẩm phán Trần Quốc Khánh, Chủ tọa phiên tòa xét xử

Ngày 22/3/2005, ông Trần Quốc Khánh (sinh năm 1976, tại xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, qua quá trình phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm…ngày 03/01/2014, Ông được nhiệm bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa. Ngày 08/12/2016, được bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp và được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh tòa Tòa Hành chính Tòa án nhân dân tỉnh Long An ngày 04/01/2021.

Trong thời gian từ (2018-2020), Ông đã trực tiếp thụ lý giải quyết, xét xử 522/536 vụ, việc, đạt tỷ lệ 97,4% (bình quân giải quyết, xét xử 8,03 vụ, việc/tháng), vượt chỉ tiêu đề ra, chất lượng xét xử đảm bảo.Tất cả các vụ án do Thẩm phán Trần Quốc Khánh làm chủ tọa phiên tòa đều được xét xử kịp thời, đúng pháp luật, tỷ lệ án hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Thẩm phán thấp hơn mức quy định đề ra. Tổ chức 6 phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Việc công khai bản án, quyết định của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện nghiêm túc, thực chất có hiệu quả, qua đó đề cao trách nhiệm của Thẩm phán, nâng cao chất lượng xét xử.Trong quá trình công tác, dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, gương mẫu trong lối sống, trách nhiệm với công việc, giữ gìn tốt khối đoàn kết nội bộ, là một đảng viên ưu tú, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng.

Để làm được như vậy, khi được giao giải quyết vụ án, bản thân Ông luôn phải thận trọng ngay từ khi khâu tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan, đổi mới công tác đối thoại, nâng cao tỷ lệ đối thoại thành trong giải quyết các vụ án, tổ chức phiên tòa xét xử, phân tích lập luận trong bản án, quyết định cho đến khi bàn giao vụ án. Để xem xét vụ án đầy đủ và toàn diện, phải có phương pháp tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trong hồ sơ, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và trao đổi kịp thời các vướng mắc về nghiệp vụ, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác, đặc biệt là việc soạn thảo các bản, quyết định và các văn bản tố tụng khác, nhằm khắc phục việc chậm phát hành các bản án, quyết định..., đồng thời thống kê các loại công việc, giúp cho việc theo dõi tiến độ giải quyết các vụ án của từng Thẩm phán, phục vụ công tác quản lý của lãnh đạo trên các mặt công tác của đơn vị.

Bùi Văn Dương


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 166
ácdscv