Loading...
Skip to main content

Ông Trần Thế Cẩm, Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, thẩm phán mẫu mực năm 2020

(16/09/2021 15:03)

Ngày 01/7/1984 ông Trần Thế Cẩm được tuyển dụng vào làm Thư ký Tòa án, qua quá trình phấn đấu và trưởng thành, năm 1989, ông được bầu làm Thẩm phán sơ cấpvàtừ 14/9/2005được bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp.Từ cuối năm 2014 đến 30/4/2020 ôngtrải qua các chức vụ Chánh tòa Tòa Hình sự, Phó Chánh án, Phó Bí thư Chi bộ Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Trong giai đoạn từ 2010-2020, đơn vị đã giải quyết, xét xử 5261/5211 vụ án các loại, đạt tỉ lệ 99%, số án bị hủy do nguyên nhân chủ quan là 32 vụ chiếm 0,61%; án bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 30 vụ chiếm tỉ lệ 0,57%. Đặc biệt, năm 2019

Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam là 1 trong 16 đơn vị được Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn là đơn vị thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại. Qua tổng kết các trung tâm hòa giải, đối thoại của đơn vị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam giải quyết 2121/2782 đơn, đạt tỉ lệ 76,24%, trong đó hòa giải đối thoại thành là 1588/2121.

Từ 2010 – 2020 đơn vị đều đạt “Tập thể lao động xuất sắc”, năm 2015 đạt “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”; năm 2016 đến2019 đạt“Cờ thi đua của Chính phủ”. Năm 2020, đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng“Huân chương Độc lập hạng Nhì”. Hàng năm, Chi bộ luôn đạt danh hiệu tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; Công đoàn và Đoàn thanh niên đều đạt danh hiệu “Vững mạnh, xuất sắc”

C:\Users\Computer\Desktop\Untitled.png

Ông Trần Thế Cẩm, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam

Với vai trò là Thẩm phán, ông đã trực tiếp chủ tọa 770 vụ và tham gia hội đồng xét xử 274vụ; chất lượng giải quyết đảm bảo quy định của ngành, không có án xử oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tỷ lệ án bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan là 3,5 vụ chiếm tỷ lệ 0,39%; thực hiện công khai120/120bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tổ chức 03 phiên tòa rút kinh nghiệm đạt yêu cầu.

Từ năm 2015- 2019 ông luôn đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”,năm 2016 và 2019 đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Tòa án nhân dân”, năm 2015; 2017; 2019 được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng “Bằng khen”;năm 2018 được Chủ tịch nước tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba”.

Mặc dù với số lượng án được phân công giải quyết là khá lớn, trung bình hàng năm giải quyết trên 167 vụ án, gấp đôi quy định của ngànhnhưngluôn đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra, góp phần vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế tại địa phương. Từ thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác, ông đã đúc rút những yếu tố cần thiết trong thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán cụ thể như sau:

- Không ngừng trao dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng của người đảng viên, Thẩm phán luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ“Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” gắn với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”và Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của Thẩm phán Việt Nam. Trong mọi quan hệ xã hội, từ việc nhỏ nhất “Thẩm phán luôn là tấm gương soi cho xã hội, là hình mẫu của công lý và sự thượng tôn của pháp luật”. Trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, Thẩm phán luôn phải khắc ghi và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì cố hết sức tránh”.

- Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có bản lĩnh vững vàng; không ngừng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về cải cách tư pháp.Trong quá trình giải quyết, xét xử cần nghiên cứu kỹcác văn bản pháp luật, Nghị quyết, Thông tư, giải đáp hướng dẫn về nghiệp vụ và án lệ, đồng thời học hỏi đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động xét xử,đối với những vụ án phức tạp cần phát huy trí tuệ tập trung để áp dụng pháp luật chính xác nhất.

- Đối với các vụ án hình sự, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm pháncần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án một cách toàn diện, từ thủ tục tố tụng đến định tội danh và điều luật truy tố. Trước khi mở phiên tòa xét xử, Thẩm phán phải xây dựng kế hoạch xét hỏi đối với từng thành phần tham gia tố tụng; hỏi ai trước, hỏi ai sau; hỏi tội danh nào trước, tội danh nào sau hoặc nhóm tội danh... và điều hành xét hỏi linh hoạt, giải quyết các mâu thuẫn hoặc phát sinh mới, không để sót một tình tiết, chứng cứ nào liên quan đến vụ án mà không được thẩm tra, xét hỏi. Trong vụ án hình sự,

Thẩm phán không được tuyệt đối hóa vào kết luận điều tra, cáo trạng truy tố hoặc lời khai nhận tội của bị cáo mà các nội dung này phải được thẩm tra, xét hỏi, chứng minh có căn cứ pháp luật ở hoạt động xét xử tại phiên tòa để làm cơ sở cho việc nghị án và tuyên án.

- Trong quá trình thụ lý, giải quyết, xét xử các loại vụ án vụ việc về dân sự, hành chính... Thẩm phán phải đọc, nghiên cứu kỹnội dung đơn khởi kiện, đơn phản tố... xác định chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp, thời hiệu khởi kiện, vụ việc phải qua hòa giải cơ sở để từ đó xây dựng kế hoạch thu thập, điều tra, xác minh và yêu cầu bổ sung, cung cấp, tiếp cận và công khai chứng cứ làm cơ sở cho giai đoạn tố tụng tiếp theo. Tại giai đoạn hòa giải, đối thoại,Thẩm phán phải luôn đề cao và chú trọng nguyên tắc tự định đoạt, tự thỏa thuận của các bên đương sự, với phương châm “Việc dân sự cốt ở đôi bên”;trong hòa giải, đối thoại, Thẩm phán phải kiêntrì, phân tích các quy định của pháp luật, gợi mở để các bên tự giải quyết xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp bằng “Tình làng, nghĩa xóm”.Trong giai đoạn xét xử, Thẩm phán phải xây dựng kế hoạch xét hỏi trọng tâm, khoa học và điều hành tranh tụng linh hoạt, chủ yếu tập trung giải quyết các nội dung còn mâu thuẫn, các bên chưa đạt được sự thỏa thuận... để làm cơ sở cho việc nghị án và ra quyết định của Hội đồng xét xử.

- Trong quá trình giải quyết, xét xử các loại vụ án, Thẩm phán phải luôn biết khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe, có tính quyết đoán, tính dũng cảm và tính tự chịu trách nhiệm cao.Trong công tác xét xử, Thẩm phán không cầu toàn, không chủ quan và không được bảo thủ; người Thẩm phán phải luôn phấn đấu và rèn luyện cả đức, cả tài để “Tâm phảitĩnh, Đức phải sáng, Trí phải thông” và khi người Thẩm phán hội đủ các đức tính nêu trên sẽ góp phần quan trọng vào các phán quyết của Tòa án có ý nghĩa nhân văn và mang tính giáo dục sâu sắc trong đời sống xã hội hiện đại.

Bằng những nỗ lực của bản thân, cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, ông Trần Thế Cẩm, Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam là một trong 7 cá nhân xuất sắc nhất trong hệ thống Tòa án nhân dân đã được vinh danh “Thẩm phán mẫu mực” năm 2020./.

Vụ TĐKT


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 63
ácdscv