Loading...
Skip to main content

Bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Thẩm phán sơ cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương được vinh danh Thẩm phán mẫu mực năm 2015

(07/05/2019 10:15)

Ngày sinh: 14/11/1976    

Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Số lượng vụ án giải quyết, xét xử (10/2011- 6/2015): 1.083 vụ.

Số lượng án bình quân giải quyết: 24 vụ/tháng

DSC_5205 (2)

Quá trình công tác

Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật, tháng 12 năm 1999, bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh được tuyển dụng vào làm Thư ký Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Với những nỗ lực phấn đấu tron g công tác, tháng 12/2007 được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một; Tháng 05/2009 được luân chuyển về làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tháng 5/2012 được bổ nhiệm làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An.

Thành tích đạt được

Sau khi được bổ nhiệm Phó Chánh án trong thực hiện nhiệm vụ bà luôn chủ động trong việc tham mưu cho Chánh án phát động, triển khai và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua hàng năm; có những đề xuất, cải tiến trong quản lý và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để phong trào thi đua đi vào chiều sâu, bà đã mạnh dạn đề xuất xây dựng mô hình “Tòa án thân thiện” với phương châm “Gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Mục đích của việc thực hiện mô hình là nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; phát huy tinh thần và thái độ hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; xây dựng nét đẹp văn hóa nơi công sở và tăng cường hơn nữa niềm tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ chuyên môn của ngành.

Công tác chuyên môn: Được Chánh án phân công phụ trách giải quyết án dân sự của đơn vị, bà luôn phát huy hết trách nhiệm, quan tâm sâu sát trong việc quản lý, theo dõi tiến độ, kế hoạch và vạch ra các biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tố tụng đối với từng loại án, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, trách nhiệm và hiệu quả giữa thẩm phán với thư ký, góp phần đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng giải quyết án, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.

Nhiều năm qua, Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, với những thành tích đáng khích lệ: Năm 2011 đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; năm 2012, 2015, 2016 được tặng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”; năm 2013,2014 được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

C:\Users\nhatndn\Desktop\Nguyễn Thị Mỹ Thanh.png

Thẩm phán Nguyễn Thị Mỹ Thanh, chủ tọa phiên tòa xét xử

Với thành tích của tập thể đạt được nêu trên là sự phấn đấu của từng Thẩm phán, thư ký và cán bộ nhân viên đơn vị. Riêng với cá nhân Bà nhiều năm liền được Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” (2012 – 2016), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng dang hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân” (2014) và Bằng khen (2013, 2015, 2016). Năm 2015 Bà được Chánh án TAND tối cao tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực”…

Một số kinh nghiệm trong công tác

Nhìn lại chặng đường qua với gần 10 năm làm Thẩm phán, đã trực tiếp giải quyết xét xử hơn 2.000 vụ, việc dân sự các loại, bà Thanh rút ra được những kinh nghiệm thiết thực như sau:

Một là, để giải quyết tốt án dân sự, Thẩm phán cần nắm rõ và bám sát yêu cầu của đương sự để xác định vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án, trong đó vấn đề nào đã được đương sự thừa nhận, vấn đề nào còn mâu thuẫn cần đối chất hoặc thu thập thêm chứng cứ; tránh thu thập chứng cứ lan man, không cần thiết, làm kéo dài vụ án mà lại không làm rõ được vấn đề mấu chốt cần chứng minh trong vụ án. Từ đó không tìm ra được sự thật khách quan của vụ án làm căn cứ cho việc ban hành bản án đúng pháp luật.

Hai là, để làm tốt công tác giải quyết án trong lĩnh vực này ngoài việc am hiểu pháp luật đòi hỏi Thẩm phán phải có kinh nghiệm thực tế và kiến thức xã hội về nhiều lĩnh vực khác nhau. Có như vậy, trong quá trình giải quyết các loại án này, Thẩm phán mới định hướng được việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ phù hợp; đưa ra được biện pháp giải quyết thuyết phục có thể giúp các đương sự hòa giải được với nhau hoặc đưa ra phán quyết hợp tình, hợp lý.

Ba là, bà luôn tâm đắc câu nói “Công lý chậm là không có công lý”. Vì vậy, khi thụ lý vụ án bà luôn ý thức đẩy nhanh tiến độ, không để kéo dài thời gian giải quyết, tránh án tồn động quá hạn luật định và không tạm đình chỉ không có căn cứ, đặc biệt không tạm đình chỉ để tính số liệu thi đua gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của đương sự. Chính vì vậy, bản thân bà cũng như đơn vị nhiều năm liền không để xảy ra án quá hạn luật định, án tạm đình chỉ rất ít và các vụ án tạm đình chỉ đều đúng theo quy định pháp luật.

Bốn là, phải tạo niềm tin cho nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, niềm tin đó xuất phát từ tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân thông qua hoạt động tố tụng của người Thẩm phán.

Với những thành tích phấn đấu đạt được trong nhiêu năm qua, bà đúc kết một điều: “ Một cá nhân tốt chỉ được sinh ra, tồn tại và trưởng thành trong một tập thể tốt. Những gì đã đạt được luôn trân trọng và gìn giữ vì trong đó không chỉ là sự phấn đấu không ngừng của bản thân mà còn là sự quan tâm, tạo điều kiện và bồi dưỡng, xây dựng cho cá nhân tôi của lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, sự hỗ trợ đầy thân ái tin yêu của các đồng nghiệp trong cơ quan và hơn hết là sự tin tưởng của nhân dân đối với công tác xét xử của Tòa án. Đó chính là niềm tin và động lực đã giúp bà đạt được danh hiệu cao quý “Thẩm phán mẫu mực”./.

Nguyễn Khắc Định


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 487
ácdscv