Loading...
Skip to main content

Ông Nguyễn Văn Ngừng, Thẩm phán trung cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh được vinh danh Thẩm phán mẫu mực năm 2017

(06/05/2019 10:10)

Ngày sinh: 25/11/1968    

Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Số lượng vụ án giải quyết, xét xử (10/2011- 3/2016): 1.085 vụ.

Số lượng án bình quân giải quyết: 20 vụ, việc/tháng

image001

Quá trình công tác

Tháng 6 năm 1993 ông Nguyên Văn Ngừng được tuyển dụng vào làm Thư ký Tòa án nhân dân huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Khi được tiếp nhận thì bản thân là kỹ sư chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm, trong quá trình công tác luôn nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nên được cử đi học Đại học luật. Sau khi tốt nghiệp Đại học luật, tháng 5/2001 đến 5/2002 được cử đi học lớp nghiệp vụ xét xử tại trường đào tạo các chức danh Tư pháp Hà Nội. Tháng 10/2002 được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh; tháng 12/2004 được bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh (Trong giai đoạn từ 01/10/ 2005 đến 01/01/2006 Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh ra Quyết định biệt phái sang Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh hỗ trợ giải quyết án); tháng 01/10/2007 được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh; tháng 4/2010 được Tòa án cấp trên luân chuyển công tác và bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà vinh; tháng 1/2017 được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao điều động và bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Thành tích đạt được

Mặc dù, đã được luân chuyển công tác qua nhiều đơn vị, gia đình cách xa đơn vị khoảng 40km, không có nhà công vụ, nhưng ông Ngừng luôn cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sác nhiệm vụ được giao.

Thành tích của đơn vị qua các năm gần đây: Năm 2013 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; năm 2014; 2015 được tặng “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”; năm 2016 Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng “Cờ thi đua Chính phủ”.

Trong quá trình công tác từ 01/10/2011đến ngày 31/3/2016 ông đã trực tiếp giải quyết, xét xử là 1.085/1.104vụ, còn lại 19 vụ án trong hạn luật định, đạt tỷ lệ 98%, trong đó có 611vụ án dân sự, 395 vụ án hôn nhân và gia đình, 72 vụ án hình sự, 02 vụ án kinh doanh thương mại, 05 vụ án hành chính, bình quân giải quyết 20 vụ/tháng. Không có án quá hạn luật định.Bị hủy 04 vụ án chiếm tỷ lệ 0,36% (trong đó 01 vụ sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, 03 vụ thời gian công tác tại Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh làm chủ tọa xét xử phúc thẩm năm 2009 y án sơ thẩm, sau đó Tòa án tối cao giám đốc hủy cả bản án sơ thẩm, phúc thẩm vào năm 2012, 2013).Không có án bị cải sửa.Các vụ án bị hủy không gây hậu quả nghiêm trọng.

Một số kinh nghiệm trong công tác

Để đạt được kết quả cao trong công tác thì ngay từ đầu năm, cá nhân cũng phải xây dựng kế hoạch, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những việc khó, những vấn đề bức xúc, tồn tại đặt ra để tập trung giải quyết, xây dựng với vai trò lãnh đạo ông đã xây dựng kế hoạch công tác cho đơn vị và chỉ đạo từngnội dung, quy chế, các biện pháp thật cụ thể, sát với nhiệm vụ của bản thân và đơn vị. Ông xác định trong hoạt động xét xử thì khâu hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ khởi kiện là giai đoạn rất quan trọng, do đó phân công những đồng chí Thư ký có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đảm trách, không được gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân,tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án, tránh những vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sau khi thụ lý phải trả hồ sơ về cơ sở để hòa giải lại gây ảnh hưởng đến công sức, tiền bạc của nhân dân và thời gian giải quyết án; đề ra kế hoạch họp định kỳ vào chiều thứ sáu hàng tuần để báo cáo thụ lý đơn khởi kiện, thành phần là Lãnh đạo đơn vị, tập thể Thẩm phán và cán bộ tiếp nhận đơn. Việc phân công giải quyết án chú trọng đến năng lực, kinh nghiệm xét xử của từng Thẩm phán. Trường hợp có án bị hủy, cải sửa nghiêm trọng thì tổ chức họp rút kinh nghiệm để hạn chế những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tương tự về sau. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp được đưa ra tập thể Thẩm phán để phân tích đánh giá chứng cứ. Từ đó, phát huy được trí tuệ tập thể, hạn chế thiếu sót, nâng cao chất lượng của bản án, quyết định, đảm bảo tính khả thi khi thi hành án. Để giảm chi phí của Nhà nước chi phí đi lại của nhân dân bằng cách chủ động kết hợp với chính quyền địa phương, tiến hành xuống địa phương nơi có tài sản tranh chấp để hòa giải, một mặt tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của đại diện chính quyền địa phương, của những người có uy tín nơi ấp, khóm. Mặt khác, việc hòa giải được đưa lên hàng đầu nên số lượng vụ án hòa giải thành của ông trong 04 năm 06 tháng là 608 vụ, chiếm tỷ lệ 60%.

C:\Users\nhatndn\Desktop\Nguyễn Văn Ngừng.png

Thẩm phán Nguyễn Văn Ngừng, chủ tọa phiên tòa xét xử

Mặt khác trong quá trình phối hợp công tác bản thân luôn đề cao công tác phối hợp, kết hợp với các ban, ngành có liên quan tốt nên khâu tống đạt văn bản tố tụng, xác minh, thu thập chứng cứ, xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản tranh chấp… được thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần giải quyết nhanh các vụ án.

Ông là người có lối sống giản dị, lành mạnh, tiết kiệm, không lãng phí, không tham nhũng. Luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ cơ quan, chống tiêu pha lãng phí và bảo vệ tài sản công. Luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công chức trong đơn vị, nâng lương, khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ tinh thần cho cán bộ, công chức, an tâm công tác. Luôn tận tình phục vụ, khi tiếp công dân có thái độ ân cần, lắng nghe ý kiến của nhân dân, không gây phiền hà sách nhiễu cho nhân dân. Giải thích cho nhân dân hiểu được pháp luật để yêu cầu khởi kiện cho đúng thẩm quyền, đúng cơ quan, tránh khởi kiện vượt cấp.

Qua quá trình rèn luyện phấn đấu, ông rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của hoạt động xét xử là:

- Phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ theo trình tự nhất định và không bỏ qua trình tự nào, sắp xếp hồ sơ một cách khoa học dễ cho việc nghiên cứu. Không ngừng nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

- Cần phát huy trí tuệ của tập thể Thẩm phán, tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của Tòa án nhân dân cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan.

- Từng bước đổi mới áp dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiên cứu hồ sơ để rút ngắn thời gian nghiên cứu, chỉ đạo đơn vị tổng kết rút kinh nghiệm xét xử các loại vụ án bị hủy trong từng quý, 6 tháng, một năm.

Trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết án khi tiếp công dân có thái độ ân cần, lắng nghe ý kiến của các đương sự, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và mức độ mâu thuẫn, nguyên nhân tranh chấp, xác định chính xác quan hệ pháp luật, xác định yêu cầu cụ thể của các đương sự trong vụ án, đồng thời cập nhật văn bản quy phạm pháp luật và điều luật áp dụng cho phù hợp với vụ án. Từ đó có kế hoạch thu thập chứng cứ, hòa giải, xét xử nhanh đạt hiệu quả chất lượng cao.

Trong giải quyết án thì phải thực hiện công tác phối, kết hợp với các ban, ngành có liên quan trong việc xác minh, thu thập chứng cứ, tống đạt văn bản tố tụng. Đồng thời trao đổi nghiệp vụ với cấp trên đồng nghiệp đơn vị và phát huy trí tuệ tập thể từ đó góp phần giải quyết án nhanh, hạn chế án bị hủy.

Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án theo quy định của pháp luật; cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành ở Tòa án theo hướng phân công, phân cấp hợp lý, gắn quyền hạn với chức trách công tác đối với từng bộ phận, cá nhân trong cơ quan, đơn vị.Tích cực với phong trào thi đua “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Với những cố gắng không ngừng, nhiều năm liền ông được Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; năm 2014 và 2016 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng Bằng khen; năm 2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân”. Để ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, trong rèn luyện và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người Thẩm phán, năm 2017 ông được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực./.

Nguyễn Khắc Định


Ý kiến bạn đọc

0 Bình luận

Ý kiến bình luận

Đổi mã xác nhận

Các tin khác

Lượt xem: 353
ácdscv